Chứng nhận ISO
22000
ISO 22000 Công cụ kiếm soát toàn diện
an toàn vệ sinh thực phẩm
Ngày nay, Hệ thống
quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005, Hệ thống phân tích mối nguy và điểm
kiểm soát tới hạn HACCP có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với các tổ chức,
doanh nghiệp (DN) chế biến thực phẩm.
Điểm tương đồng
giữa ISO 22000:2005 và HACCP
Trên thực tế,
hai hệ thống này có những điểm tương đồng là đều hướng về mục tiêu giúp các DN
chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt
cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về
thực phẩm. ISO 22000 và HACCP đều quy định DN muốn áp dụng phải thực hiện 7
nguyên tắc do Ủy ban Codex đưa ra nhằm xác định việc kiểm soát các mối nguy đối
với thực phẩm.
Khi áp dụng ISO
22000 hay HACCP, các DN đều phải đảm bảo thực hiện các Chương trình tiên quyết
(GMP, SSOP…) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm. Chương trình này bao
gồm các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị; hành vi vệ sinh, vệ sinh cá
nhân; vệ sinh nhà xưởng, khử trùng; kiểm soát côn trùng; kho tàng v.v…
ISO 22000 và
HACCP được áp dụng đối với tất cả các DN nằm trong chuỗi cung cấp thực phẩm,
bao gồm các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt thực phẩm; DN chế biến về thực phẩm và
các DN dịch vụ về thực phẩm (vận tải, phân phối hoặc thương mại).
Doanh nghiệp
đã áp dụng
HACCP có nhất
thiết phải chuyển
đổi sang ISO22000:2005?
ISO 22000:2005
là tiêu chuẩn tự nguyện, DN chỉ buộc phải áp dụng khi có qui định của cơ quan
có thẩm quyền hoặc của bên mua hàng… Ở một số quốc gia như Mỹ, Canada đã có qui
định bắt buộc áp dụng Chung nhan HACCP đối với sản phẩm thịt, thủy sản, nước
hoa quả…
Ngoài ra ISO 22000 còn bao gồm các yêu cầu về một Hệ thống quản lý, vì vậy việc
lựa chọn ISO 22000 có thể sẽ giúp DN kiểm soát một cách toàn diện các khía cạnh
và quá trình liên quan đến an toàn vệ sinh thức phẩm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét