Trang

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

CÔNG BỐ HỢP QUY

CÔNG BỐ HỢP QUY


Điều 12. Nguyên tắc công bố hợp quy
1. Đối tượng của công bố hợp quy là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc.
2. Việc công bố phù hợp quy chuẩn kỹ thuật dựa trên một trong hai trường hợp sau:
a) Kết quả chứng nhận hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và do tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện;
b) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
Việc thử nghiệm phục vụ đánh giá hợp quy được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.
3. Trường hợp sản phẩm, hàng hóa được quản lý bởi nhiều quy chuẩn kỹ thuật khác nhau thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký bản công bố hợp quy tại các cơ quan chuyên ngành tương ứng và dấu hợp quy chỉ được sử dụng khi sản phẩm, hàng hóa đó đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Điều 13. Trình tự công bố hợp quy
Việc công bố hợp quy được thực hiện theo các bước sau:
1. Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (sau đây viết tắt là đánh giá hợp quy).
a) Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (bên thứ nhất) thực hiện.
Việc đánh giá hợp quy được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định;
b) Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

2. Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định (sau đây viết tắt là cơ quan chuyên ngành).

Hotline: 0903520599-Ms Hoàng Diễm
Email: vietcert.kinhdoanh64@gmail.com

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG SẢN XUẤT

 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG SẢN XUẤT

Điều 28. Điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường
1. Người sản xuất phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất như sau:
a) Áp dụng hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
b) Công bố tiêu chuẩn áp dụng quy định tại Điều 23 của Luật này và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá. 
c) Lựa chọn chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp chuẩn đối với sản phẩm thuộc nhóm 1.
d) Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến quá trình sản xuất, chứng nhậnhợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với sản phẩm thuộc nhóm 2.
2. Việc bảo đảm chất lượng sản phẩm sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trước khi đưa ra thị trường được thực hiện theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Điều 29. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất
1. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất được tiến hành theo một trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hoá xuất khẩu không bảo đảm chất lượng quy định tại Điều 32 của Luật này;
b) Hàng hoá lưu thông trên thị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 40 của Luật này.
2. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá được thực hiện dưới hình thức đoàn kiểm tra quy định tại Điều 48 của Luật này.
3. Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất được quy định như sau:
a) Xuất trình quyết định kiểm tra;
b) Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;
c) Lập biên bản kiểm tra;
d) Thông báo cho người sản xuất và báo cáo cho cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá về kết quả kiểm tra;
đ) Xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 30 của Luật này.
Điều 30. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất
1. Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất, khi phát hiện người sản xuất không thực hiện đúng các yêu cầu về tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với sản phẩm và điều kiện liên quan đến quá trình sản xuất thì việc xử lý được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đoàn kiểm tra yêu cầu người sản xuất thực hiện các biện pháp khắc phục, sửa chữa để bảo đảm chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường;
b) Sau khi có yêu cầu của đoàn kiểm tra mà ngư­ời sản xuất vẫn tiếp tục vi phạm thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận về vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, thông báo công khai trên ph­ương tiện thông tin đại chúng tên, địa chỉ của người sản xuất, tên sản phẩm không phù hợp và mức độ không phù hợp của sản phẩm;
c) Sau khi bị thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng mà người sản xuất vẫn tiếp tục vi phạm thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất, mà kết quả thử nghiệm khẳng định sản phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đe dọa đến sự an toàn của người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, tạm đình chỉ sản xuất sản phẩm không phù hợp và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 31. Chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy
Người sản xuất phải trả chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy theo thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.


Hotline: 0903520599-Ms Hoàng Diễm
Email: vietcert.kinhdoanh64@gmail.com


CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN

CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN

Đáp ứng nhu cầu chứng nhận hợp quy sơn của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này, VIETCERT cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp quy với các sản phẩm thuộc dòng sơn. Nếu quý khách có nhu cầu chứng nhận xin vui lòng liên hệ với chúng tôi hoặc có thể tìm hiểu thêm qua một số thông tin dưới đây.
TẠI SAO PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN
Sơn là loạt vật liệu có trong danh mục hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành theo QCVN 16:2014/BXD nên theo thông tư số 15/2014/TT-BXD của Bộ Xây Dựng thì tất cả các sản phẩm thuộc nhóm vật liệu xây dựng phải được tiến hành chứng nhận hợp quy để đảm bảo chất lượng sản phẩm an toàn trước khi được lưu thông đến tay người tiêu dùng. Đồng thời sơn là sản phẩm có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người vì vậy việc công bố chứng nhận hợp quy mặt hàng này là việc cần thiết các doanh nghiệp cần phải làm.
CÁC LOẠI SƠN PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY
Yêu cầu chứng nhận hợp quy đối với các sản phẩm sơn sau đây:

Sơn tường dạng nhũ tương
Sơn epoxy
Sơn alkyd

PHƯƠNG THỨC CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN
Các cá nhân tổ chức  sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thuộc dòng sơn được lựa chọn theo phương thức 5 hoặc phương thức 7 theo thông tư 28/2012/TT-BKHCN ban hành ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa Học Công Nghệ về công bố chứng nhận hợp quy và các phương thức đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn.
LÝ DO NÊN CHỌN DỊCH VỤ TƯ VẤN CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN TẠI VIETCERT
Dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và hoàn toàn miễn phí .
Dịch vụ chất lượng đặt chữ tín lên hàng đầu.
Đảm bảo tính chính xác , bảo mật cho khách hàng.
Nâng cao năng lực,uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Chứng chỉ có giá trị toàn cầu
Được cấp phép của cơ quan nhà nước
Đội ngũ chuyên môn và phân tích viên có trình độ chuyên sâu và được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert được Bộ Xây dựng chỉ định trong hoạt động chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo Quyết Định số 1394 ngày 07 tháng 12 năm 2015.
Với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng
Mọi vấn đề thắc mắc, cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ
Ms Thanh - Chuyên viên tư vấn
SĐT: 0903 561 159
Mail: vietcert.kd88@gmail.com

QUY CHUẨN QUỐC GIA CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN CHĂN NUÔ


·         QCVN 01-10:2009/BNNPTNT – Thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà.
·         QCVN 01-11:2009/BNNPTNT – Thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng kháng sinh, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho vịt.
·         QCVN 01-12:2009/BNNPTNT – Thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn.
·         QCVN 01-13:2009/BNNPTNT – Thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn cho bê và bò thịt.
·         QCVN 01-77:2011/BNNPTNT – Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại – Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
·         QCVN01-78:2011/BNNPTNT – Thức ăn chăn nuôi – Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi.
-------------------------------------------
Hotline: 0903543099-Ms Phương
Email: vietcert.kinhdoanh63@gmail.com
Địa chỉ trụ sở chính: 28 An Xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Văn  Phòng đại diên TP. Hồ Chí Minh: Tầng 10, Block A, The Hyco4 Tower Building, 205 Nguyễn Xí, P.26, Q.Bình Thạnh, Tp. HCM
Văn  Phòng đại diện Cần Thơ: Số nhà P20, đường A1, Khu Đô Thị Hưng Phú 1, Chung cư Hưng Phú lô B, Phường Hưng Phú, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ
Văn  Phòng đại diên Hà Nội: Tầng 12, Block B, BIG Tower, 18 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Văn  Phòng đại diên Hải Phòng: số 422 đường Đà Nẵng, phường Đông Hải 1, quận Hải An, Tp. Hải Phòng

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

CÔNG BỐ HỢP QUY VLXD

 CÔNG BỐ HỢP QUY VLXD

Trong đà phát triển của nước ta hiện nay, có thể nói các công trình xây dựng mọc lên như nấm sau mưa, thời gian thi công cũng đã nhanh chóng hơn rất nhiều nhờ những phương tiện máy móc hiện đại hỗ trợ cho con người. Các công trình xây dựng từ lớn cho đến nhỏ phải chú tâm nhất là phần chất lượng, do đó một công trình làm nên khâu quan trọng nhất là phần chuẩn bị vật liệu xây dựng, bởi chất lượng vật liệu tốt thì công trình đó mới có thể có chất lượng tốt.

Hiện nay Bộ xây dựng đã có quy định kể từ 01/01/2015 cần chứng nhận hợp quy Vật liệu xây dựng với tất cả có đơn vị có sản phẩm trước khi cho sản phẩm lưu thông tiêu thụ trên thị trường theo QCVN 16:2014/ BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa Vật liệu xây dựng ban hành theo Thông tư 15/2014/TT-BXD ngày 15 tháng 9 năm 2014  để có thể đảm bảo chất lượng, tránh việc hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường gây nguy hại cho người sử dung.

Đơn vị bạn đang tham gia kinh doanh vào lĩnh vực vật liệu xây dựng? và muốn thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy cho sản phẩm của đơn vị? Những chưa biết phải thực hiện như thế nào, ở đâu? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn quy trình chứng nhận và công bố hợp quy VLXD để mọi người cùng tham khảo như sau:


SẢN PHẨM NÀO CẦN THỰC HIỆN CHỨNG NHẬN VÀ CÔNG BỐ HỢP QUY VLXD?

Nhóm sản phẩm clanhke xi măng và xi măng
Nhóm sản phẩm kính xây dựng
Nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa
Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp; sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm định hình; ống nhựa polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) và sản phẩm trên cơ sở gỗ
Nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm và vật liệu xảm khe
Nhóm sản phẩm gạch, đá ốp lát
Nhóm sản phẩm sứ vệ sinh
Nhóm sản phẩm bê tông và vữa
Nhóm sản phẩm cửa sổ, cửa đi
Nhóm sản phẩm vật liệu xây

CƠ SỞ PHÁP LÝ:

Thông tư số 21/2010/TT-BXD ngày 16/11/2010 của Bộ xây dựng
QCVN 16:2014/ BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa Vật liệu xây dựng ban hành theo Thông tư 15/2014/TT-BXD ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ xây dựng

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN VÀ CÔNG BỐ HỢP QUY VLXD

Lập hồ sơ xin đánh giá, cấp chứng nhận hợp quy VLXD:

Ở bước này, đơn vị cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ gồm những thành phần cơ bản như sau:

Đơn xin chứng nhận hợp quy sản phẩm
Giấy phép kinh doanh có ngành nghề kinh doanh mặt hàng cần chứng nhận
chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001. (nếu có)
Nhãn sản phẩm Giấy phép CA  của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập nước xuất xứ Giấy phép lưu hành tự do  (đối với trường hợp nhập khẩu)
Quy trình sản xuất, kế hoạch giám sát định kỳ (đối với hàng sản xuất trong nước) Bản sao chứng chỉ HACCP hoặc ISO 22000 (nếu có)
Mẫu sản phẩm

Tổ chức chứng nhận tiến hành xét duyệt hồ sơ:

TH hồ sơ không đạt, thiếu sót sẽ được thông báo để đơn vị chỉnh sửa bổ sung
TH hồ sơ đầy đủ, chính xác tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá để cấp chứng nhận hợp quy

Tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá cấp chứng nhận hợp quy

Đánh giá sơ bộ công ty
Đánh giá dây chuyền sản xuất
Đánh giá sản phẩm mẫu ( thí nghiệm mẫu điển hình) :

1.      TH mẫu không đạt sẽ được yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện sản phẩm mẫu

2.      TH mẫu thí nghiệm đạt chất lượng sẽ được tiến hành cấp chứng nhận hợp quy

Tiến hành công bố hợp quy

Doanh nghiệp sẽ lập hồ sơ công bố hợp quy và nộp tại Sở xây dựng tại địa phương
Trong vòng 4 ngày làm việc, Sở sẽ trả lời băng công văn cho doanh nghiệp:

1.      TH hồ sơ đầy đủ chính xác sẽ tiếp nhận hồ sơ và thực hiện công bố cho đơn vị

2.      TH hồ sơ không được tiếp nhận, Sở sẽ ban hành kèm theo 1 công văn giải thích lý do: hồ sơ thiếu, sai quy cách,…

Để có thể thực hiện nhanh chóng và tiết kiệm chi phí một cách tối đa nhất có thể, quý khách có thể chọn các dịch vụ tư vấn chứng nhận hợp quy trên toàn quốc hiện nay. Vietpat chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn  chứng nhận hợp quy Vật liệu xây dựng  hàng đầu trên toàn quốc cho các đơn vị sản xuất mặt hàng này.

LÝ DO NÊN CHỌN DỊCH VỤ TƯVẤN CHỨNG NHẬN HỢP QUY VLXD TẠI VIETCERT

Dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và hoàn toàn miễn phí .
Dịch vụ chất lượng đặt chữ tín lên hàng đầu.
Đảm bảo tính chính xác , bảo mật cho khách hàng.
Nâng cao năng lực,uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Chứng chỉ có giá trị toàn cầu
Được cấp phép của cơ quan nhà nước
Đội ngũ chuyên môn và phân tích viên có trình độ chuyên sâu và được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế

Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert được Bộ Xây dựng chỉ định trong hoạt động chứng nhận hợp quy Vật liệu xây dựng theo QĐVN 16:2014/BXD.

Với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trungtâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
Với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
Mọi vấn đề thắc mắc, cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ
Ms Thanh - Chuyên viên tư vấn
SĐT: 0903 561 159
Mail: vietcert.kd88@gmail.com


Việc công bố chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ là việc làm hoàn toàn bắt buộc theo quy định tại Thông tư số 29/2014/TT-BCT ra đời ngày 30/09/2014 Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể nghị định số 202/2013/NĐ- CP ngày 27/11/201. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về Thủ tục công bố chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ cho mọi người cùng tham khảo như sau

CĂN CỨ PHÁP LÝ công bố chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ:

- Nghị định 202/2013/NĐ-CP do chính phủ ban hành. Theo đó Bộ công thương quản lý phân bón vô cơ, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý phân hữu cơ và phân bón khác.

- Thông tư 29/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2014 được Bộ công thương ban hành nhằm quy định quản lý đối với phân bón vô cơ.

- Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2014 được Bộ NNPTNT ban hành nhằm quản lý đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác.

- Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện hợp quy đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác.

- Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về việc hướng dẫn thực hiện hợp quy đối với phân bón vô cơ

HỒ SƠ CUNG CẤP khi công bố chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ:

1. Giấy đăng ký kinh doanh

2. Bản công bố tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm

3. Sơ đồ quy trình sản xuất

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH công bố chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ

- Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy

- Bước 2: Cung cấp các thông tin về công ty, về sản phẩm theo yêu cầu

- Bước 3: Tiến hành đánh giá hợp quy + Lấy mẫu phục vụ thí nghiệm

- Bước 4: Kiểm tra, đối chiếu kết quả phân tích của Phòng kiểm nghiệm so với mức Quy định theo thông tư hướng dẫn

- Bước 5: Cấp chứng chỉ

- Bước 6: Lập hồ sơ công bố hợp quy phân bón

công bố chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ: công bố hợp quy tại Sở công thương

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert được Bộ Công Thương chỉ định trong hoạt động chứng nhận hợp quy Vật liệu xây dựng Phân bón theo Thông tư số 29/2014/TT-BCT
Với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
Mọi vấn đề thắc mắc, cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ
Ms Thanh - Chuyên viên tư vấn
SĐT: 0903 561 159
Mail: vietcert.kd88@gmail.com

CHỨNG NHẬN HỢP QUY LÀ GÌ?


Có rất nhiều người thắc mắc những chỉ số như ISO, TCVN, …trên những bao bì sản phẩm hay dịch vụ mà họ sử dụng. Vậy những chỉ số đó là gì? Đó chính là chứng nhận hợp quy của sản phẩm và dịch vụ.

CHỨNG NHẬN HỢP QUY LÀ GÌ?

Chứng nhận hợp quy (hay còn gọi là Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật): Là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật (QCKT) phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

CÁC TIÊU CHUẨN CHỨNG NHẬN HỢP QUY:

Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp quy là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, Codex, …); tiêu chuẩn khu vực (EN,…); hoặc tiêu chuẩn nước ngoài ( BS (Anh), JIS (Nhật), GB (Trung Quốc), v.v…


CÁC ĐỐI TƯỢNG CẦN CHỨNG NHẬN HỢP QUY:

Là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. Những đối tượng quy định trong QCKT thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.

Để thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và QCKT tương ứng.

Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:

CÁC PHƯƠNG THỨC CHỨNG NHẬN HỢP QUY:

•         Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình.

•         Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường.

•         Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

•         Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

•         Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

•         Phương thức 6: đánh giá và giám sát hệ thống quản lý.

•         Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

•         Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

Căn cứ vào kết quả đánh giá sự phù hợp, đơn vị chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho đối tượng đã được đánh giá và quyền sử dụng dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn.

Các sản phẩm và dịch vụ đã được chứng nhận hợp quy sẽ dễ dàng tạo được niềm tin của khách hàng đối với nhà sản xuất, góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất, giúp nhà sản xuất dễ dàng mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng. Những sản phẩm được chứng nhận sẽ có ưu thế cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại nhưng chưa được chứng nhận, chính vì vậy mà dấu chứng nhận hợp quy đã trở thành một công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trungtâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
Với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
Mọi vấn đề thắc mắc, cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ
Ms Thanh - Chuyên viên tư vấn
SĐT: 0903 561 159
Mail: vietcert.kd88@gmail.com