Trang

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, khoáng vật, những sản phẩm hóa học, công nghệ sinh học…, những sản phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật theo đường miệng, đảm bảo cho con vật khỏe mạnh, sinh trưởng, sinh sản và sản xuất bình thường trong một thời gian dài
Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi

2. Phân loại thức ăn chăn nuôi ?
a) Dựa trên nguồn gốc, thức ăn chăn nuôi gồm các loại sau:
- Thức ăn xanh: tất cả các loại rau, cỏ trồng, cỏ tự nhiên cho ăn tươi như: rau muống, bèo hoa dâu, lá bắp cải, su hào, cỏ voi, cây ngô non, cỏ ghine…
- Thức ăn thô khô: tất cả các loại cỏ tự nhiên, cỏ trồng được cắt phơi khô, các loại phụ phẩm nông nghiệp phơi khô… có hàm lượng xơ thô > 18%, như:
• Cỏ khô họ đậu, hòa thảo: pangola, stylo…
• Phụ phẩm công nông nghiệp: giây lang, cây lạc, thân cây ngô, rơm lúa, bã mía, bã dứa… phơi khô.
- Thức ăn ủ xanh:
• Cây ngô tươi, cỏ voi ủ xanh.
• Các loại rau ủ chua.
- Thức ăn giàu năng lượng: tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein thô < 20%, xơ thô 70% TDN như:
• Các loại hạt ngũ cốc: ngô, gạo, cao lương…
• Phế phụ phẩm của ngành xay xát: cám gạo, cám mỳ, cám ngô…
• Các loại củ, quả: sắn, khoai lang, khoai tây, bí đỏ…
• Rỉ mật đường, dầu, mỡ…
- Thức ăn giàu protein: tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein thô > 20%, xơ thô < 18%, như:
• Thức ăn giàu protein nguồn gốc thực vật: các loại hạt họ đậu (đỗ tương, vừng, đậu mèo…) và phụ phẩm công nghiệp chế biến (khô dầu lạc, khô dầu đỗ tương…).
• Thức ăn giàu protein nguồn gốc động vật: bột cá, bột thịt, sữa bột…
• Nấm men, tảo biên, vi sinh vật…
- Thức ăn bổ sung khoáng:
• Bột xương, bột vỏ sò, bột đá vôi, bột CaCO3…
• Các chất khoáng vi lượng: FeSO4, CuSO4, MnSO4…
- Thức ăn bổ sung vitamin: A, D, E, B1, B2, C…
- Thức ăn bổ sung phi dinh dưỡng:
• Chất chống mốc, chất chống oxy hóa.
• Chất tạo màu, tạo mùi.
• Thuốc phòng bệnh, kháng sinh.
• Chất kích thích sinh trưởng…
- Thức ăn hỗn hợp: là hỗn hợp có từ hai nguyên liệu đã qua chế biến trở lên. Thức ăn hỗn hợp được phối hợp theo công thức của nhà chế tạo.
Có 3 loại thức ăn hỗn hợp:
- Hỗn hợp hoàn chỉnh: là loại hỗn hợp chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho động vật nuôi, khi cho ăn không phải bổ sung bất cứ một chất nào khác trừ nước uống.
- Hỗn hợp đậm đặc: là hỗn hợp giàu protein, axit amin, chất khoáng, vitamin; khi nuôi động vật người ta pha loãng bằng những thức ăn tinh khác (ví dụ: ngô, tấm, cám gạo…).
- Hỗn hợp bổ sung: là hỗn hợp chứa các chất dinh dưỡng bổ sung như khoáng vi lượng, vitamin, axit amin, enzym, thuốc phòng bệnh… Hỗn hợp bổ sung thường chế biến dưới dạng premix. Ví dụ: premix khoáng, premix vitamin-axit amin…
b) Dựa trên phương pháp chế biến, thức ăn chăn nuôi gồm:
- Thức ăn dạng bột

- Thức ăn dạng viên

3. Mối quan hệ giữa thức ăn chăn nuôi và thực phẩm người?
Sản phẩm chăn nuôi là nguồn thực phẩm quan trọng của người. Muốn cho sản phẩm chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao thì thức ăn cung cấp đầy đủ cả về số lượng và chất lượng.
Thức ăn tốt thì sản phẩm chăn nuôi tốt và ngược lại. Ví dụ: vào mùa đông thiếu cỏ, bò sữa phải ăn cỏ khô, sữ bò trong mùa mày thường nghèo caroten hơn sữa mùa mưa, nếu trẻ uống loại sữa này trẻ sẽ bị thiếu vitamin A và caroten.
Cây cỏ ở vùng núi thường thiếu Iốt, tỉ lệ bệnh bướu cổ (do thiếu Iốt) của người sống ở vùng núi thường cao hơn vùng ven biển.
Mặt khác khi thức ăn gia súc bị nhiễm các chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen… thì các chất này cũng sẽ tích tụ lại trong sản phẩm chăn nuôi và cuối cùng đi vào cơ thể con người.
Như vậy giữa thức ăn chăn nuôi và thực phẩm có mối quan hệ mật thiết, nếu người chăn nuôi chạy theo lợi nhuận đơn thuần, tăng năng suất sản phẩm chăn nuôi bằng mọi cách, không quan tâm đến tác hại của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như các hóa chất độc hại dùng để kích thích tăng trọng, kích thích tiết sữa hoặc đẻ trứng thì có hại cho toàn xã hội.

Cũng xuất phát từ lý giải trên mà người ta thường nhấn mạnh rằng: Giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm phải bắt đầu từ chuồng nuôi và thức ăn chăn nuôi



- QCVN 01-10:2009/BNNPTNT - Thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà.
- QCVN 01-11:2009/BNNPTNT - Thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng kháng sinh, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho vịt.
- QCVN 01-12:2009/BNNPTNT - Thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn.
- QCVN 01-13:2009/BNNPTNT – Thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn cho bê và bò thịt.
- QCVN 01-77:2011/BNNPTNT – Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại – Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- QCVN 01-78:2011/BNNPTNT – Thức ăn chăn nuôi – Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi.

5. Thủ tục công bố hợp quy  thức ăn chăn nuôi?

Bước 1:
Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm thức ăn chăn nuôi được công bố với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (các quy chuẩn thức ăn chăn nuôi được ban hành theo Thông tư 81/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
- Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thực hiện;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy, tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật chỉ định;
- Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

Bước 2:

Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại địa phương (thời hạn giải quyết 07 ngày làm việc). Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
- Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:
• Bản công bố hợp quy thức ăn gia súc theo mẫu quy định;
• Bản sao chứng chỉ chứng nhận hợp quy thức ăn gia súc do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
• Bản mô tả chung về sản phẩm thức ăn gia súc.
- Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết qủa tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
• Bản công bố hợp quy thức ăn gia súc theo mẫu quy định;
• Bản mô tả chung về sản phẩm thức ăn gia súc;
• Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn;
• Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001;
• Kế hoạch giám sát định kỳ;

• Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.

Chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật

Chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật

Tổng quan
Thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật không chỉ có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia mà còn gây nên nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và con người.

Chứng nhận hợp quy thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật là cách mà nhà sản xuất đưa ra bằng chứng tin cậy cho người sử dụng để đảm bảo tạo được một sản phẩm an toàn, sạch bệnh và không gây ảnh hưởng đến môi trường.
2) Quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận hợp quy
Quyết định về việc Chỉ định VIETCERT chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật
3) Hướng dẫn Chứng nhận hợp quy
Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 về quản lý thuốc bảo vệ thực vật
4) Tiêu chuẩn liên quan

TCVN 2740:1986    Thuốc trừ sâu. BHC 6% dạng hạt
TCVN 3711:1982    Thuốc trừ dịch hại. Diazinon 50% dạng nhũ dầu
TCVN 3712:1982    Thuốc trừ dịch hại. MD 60% dạng nhũ dầu
TCVN 3714:1982    Thuốc trừ dịch hại. DDVP 50% dạng nhũ dầu
TCVN 4542:1988    Thuốc trừ sâu. Basa 50% dạng nhũ dầu
TCVN 4543:1988    Thuốc trừ nấm bệnh. Kitazin 10% dạng hạt
5) Các văn bản liên quan 
Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001;
Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ ban hành Điều lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ