Trang

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

CHỨNG NHẬN HACCP


            1. HACCP là gì?
    HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống quản lý mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua nhận biết mối nguy, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các điểm tới hạn. Các nguyên lý của HACCP được thống nhất trên toàn thế giới và có thể áp dụng trong tất cả các nghành sản xuất thực phẩm và đồ uống, trong việc phân phối và bán sản phẩm. Hệ thống này có thể được áp dụng cho các sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường cũng như cho các sản phẩm mới. Điều kiện tiên quyết hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP ra đời từ thập niên 60 cùng với chương trình vũ trụ của cơ quan NASA Mỹ nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các phi hành gia khi phóng tàu vũ trụ Columbia lên không trung. Năm 1971, HACCP bắt đầu được áp dụng trong ngành thực phẩm tại Mỹ nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thông qua kiểm soát các mối nguy, sau đó HACCP nhanh chóng chở thành một Hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Việc áp dụng HACCP không phải chỉ đơn thuận phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm tới hạn mà cần phải đảm bảo các điều kiện tiên quyết và chương trình tiên quyết như Quy phạm Thực hành sản xuất tốt tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice), Quy phạm Thực hành vệ sinh tốt tiêu chuẩn SSOP (Sanitation Standard Operating Procedures) cùng các chương trình hỗ trợ khác để làm nền tả cho việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
             2. Đối tượng áp dụng
    - Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi…;
    - Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp;
    - Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức hoạt đông liên quan đến thực phẩm.
            3. Lợi ích
    - Lợi ích với doanh nghiệp: nâng cao uy tín chất lượng phẩm của mình, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, đặc biệt đối với thực phẩm xuất khẩu. Được phép in trên nhãn dấu chứng nhận phù hợp hệ thống HACCP, tạo lòng tin với người tiêu dùng và bạn hàng. Là cơ sở đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong nước cũng như xuất khẩu và là cơ sở của chính sách ưu tiên đầu tư, đào tạo của Nhà nước cũng như các đối tác nước ngoài;
    - Lợi ích với ngành công nghiệp: tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị; giảm chi phí do giảm sản phẩm hỏng và phải thu hồi; cải tiến quá trình sản xuất và điều kiện môi trường; cải tiến năng lực quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm; tăng cơ hội kinh doanh và xuất, nhập khẩu thực phẩm;
    - Lợi ích với nhà nước: cải thiện sức khỏe cộng đồng, nâng cao hiệu quả và kiểm soát thực phẩm; giảm chi phí cho sức khỏe cộng đồng; tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thương mại; tạo lòng tin của người dân vào việc cung cấp thực phẩm;
    - Lợi ích đối với người tiêu dùng: giảm nguy cơ các bệnh truyền qua thực phẩm, nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng sự tin cậy vào việc cung cấp thực phẩm; cải thiện cuộc sống trong lĩnh vực sức khỏe và kinh tế – xã hội.
            4. Các bước triển khai
    - Cần xem xét lại điều kiện nhà xưởng, trang thiết bị và con người trước khi tiến hành áp dụng HACCP, nếu chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì phải phải sửa chữa, nâng cấp… Để áp dung thành công hệ thống HACCP, doanh nghiệp cần phải chú ý các điều kiện sau:
    - Cam kết của lãnh đạo: Lãnh đạo doanh nghiệp phải cam kết đối với việc triển khai áp dụng và duy trì hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP thông qua đảm bảo cung cấp kịp thời các nguồn lực cần thiết theo các yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm.
    - Yếu tố con người: cán bộ quản lý chủ chốt phải được trang bị các kiến thức về sản phẩm và quá trình sản xuất, kinh nghiệm thực tế và hiểu biết về các nguyên tắc của HACCP, đồng thời nhận thức được vai trò của HACCP trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
    - Nhà xưởng và trang thiết bị: công nghệ, thiết bị và điều kiện nhà xưởng đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các yêu cầu của pháp luật và chế định về an toàn vệ sinh thực phẩm.
            12 bước xây dựng hệ thống HACCP
    - Thành lập đội HACCP
    - Mô tả sản phẩm
    - Xác định mục đích sử dụng của sản phẩm.
    - Thiết lập sơ đồ quy trình công nghệ.
    - Kiểm tra sơ đồ quy trình công nghệ.
    - Tiến hành phân tích mối nguy.
    - Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP).
    - Thiết lập các giới hạn tới hạn.
    - Thiết lập hệ thống giám sát
    - Đề ra hành động sữa chữa
    - Thiết lập các thủ tục lưu trữ hồ sơ.
    - Xây dựng các thủ tục thẩm tra.
       
        Chương trình HACCP tốt là một chương trình rõ ràng, dễ hiểu và đầy đủ các thủ tục hướng dẫn phương pháp thực hiện. Các biểu mẫu phải dễ sử dụng, dễ ghi chép tất cả các kết quả giám sát, thẩm tra và hành động khắc phục.

            Chương trình tư vấn và đào tạo quy trình xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các mặt hàng thực phẩm sau:
Thịt và các sản phẩm từ thịt
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Trứng và các sản phẩm chế biến từ trứng
Thuỷ sản tươi sống và đã qua chế biến
Các loại kem, nước đá, nước khoáng thiên nhiên
Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm
Thức ăn, đồ uống chế biến ăn ngay
Thực phẩm đông lạnh
Sữa đậu nành và các sản phẩm chế biến từ đậu nành
Các loại rau, củ, quả tươi sống ăn ngay
    Hệ thống HACCP: Viết tắt từ tiếng Anh Hazard Analysis and Critical Control Point, theo nghĩa tiếng Việt là “Phân tích mỗi nguy và kiểm soát các điểm tới hạn”
Bản chất của HACCP là phòng ngừa, tập trung vào các điểm kiểm soát tới hạn, dựa trên một cơ sở khoa học, thực tiễn tin cậy và các biện pháp giám sát, kiểm soát có hiệu quả.
    Hệ thống HACCP được thiết lập để giảm thiểu tới mức thấp nhất độ rủi ro có thể xảy ra đối với an toàn thực phẩm. HACCP trở nên quan trọng bởi vì nó kiểm soát mọi mối nguy tiềm ẩn trong suốt quá trình sản xuất thực phẩm, thông qua việc kiểm soát những mối nguy như: tác nhân gây ô nhiễm, vi sinh vật, hóa học, vật lý, nhà sản xuất có thể đảm bảo chắc chắn rằng sản phẩm của họ an toàn cho người tiêu dùng.

        Tại sao doanh nghiệp phải áp dụng HACCP?

    Ngày 20/2/2006 Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định số 43/2006/QĐ – TTg phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia đảm bảo VSATTP đến năm 2010 đã xác định: “Từng bước áp dụng hệ thống quản lý chất lượng VSATTP theo HACCP, phấn đấu đến năm 2010, 100% các cơ sở sản xuất thực phẩm có nguy cơ cao áp dụng HACCP”
   
    Đáp ứng yêu cầu của tiến trình hoà nhập và đòi hỏi của thị trường nhập khẩu: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã yêu cầu các nước thành viên áp dụng hệ thống HACCP như một phương tiện kiểm soát ATTP trong thương mại quốc tế đảm bảo thực thi hiệp định SPS. Liên minh Châu Âu đã yêu cầu các cơ sở chế biến thực phẩm nhập vào EU phải áp dụng hệ thống HACCP. Các thị trường lớn như Canada, Úc, Nhật Bản… đều yêu cầu các cơ sở sản xuất thực phẩm xuất khẩu đều phải áp dụng hệ thống HACCP. Các cơ sở sản xuất thực phẩm tại Mỹ và các cơ sở sản xuất thực phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ đều phải bắt buộc áp dụng HACCP.
     Đòi hỏi của xu thế quản lý chất lượng VSATTP đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu với các đặc điểm chủ yếu là: chuyển từ kiểm tra thành phẩm sang kiểm soát quá trình, chuyển từ kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm sang kiểm soát các yếu tố tác động tới chất lượng trong các quá trình, chuyển từ loại bỏ thụ động các sản phẩm sai lỗi sang phòng ngừa chủ động và toàn diện các nguy cơ gây sai lỗi, chuyển từ kiểm tra độc lập sang công nhận, thừa nhận lẫn nhau, chuyển từ kiểm tra dàn đều không tập trung sang kiểm soát tạp trung vào những điểm quyết định tới an toàn thực phẩm.


        Tiến trình tư vấn xây dựng, áp dụng và cấp chứng nhận HACCP gồm các bước sau:
    Bước 1: Tiếp xúc ban đầu, trao đổi thông tin giữa cơ quan chứng nhận và khách hàng (doanh nghiệp)
    Bước 2: Chuẩn bị cho việc kiểm tra chứng nhận (đánh giá sơ bộ)
    Bước 3: Ký hợp đồng về chứng nhận HACCP giữa cơ quan chứng nhận và doanh nghiệp
    Bước 4: Doanh nghiệp đưa trình các tài liệu về HACCP cho cơ quan chứng nhận
    Bước 5: Đánh giá chính thức các tài liệu
    Bước 6: Lập kế hoạch kiểm tra
    Bước 7: Kiểm tra, thẩm định tại thực địa
    Bước 8: Cấp chứng nhận HACCP

    Bước 9: Giám sát duy trì chứng nhận và chứng nhận lại

Trường hợp phải xin giấy phép lưu hành thuốc thú y

Căn cứ vào Điều 4 Quyết định số 10/2006/QĐ-BNN quy định về các trường hợp thuốc thú y phải đăng ký lưu hành bao gồm:
1. Thuốc thú y mới sản xuất, chưa có trong Danh mục thuốc thú y, Danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
2. Thuốc thú y ở dạng thành phẩm, bán thành phẩm lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam để kinh doanh, sản xuất.
3. Thuốc thú y đã có trong Danh mục thuốc thú y, Danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y nhưng thuộc những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y (sau đây được gọi là Nghị định số 33/2005/NĐ-CP của Chính Phủ ).
Như vậy, nếu lô thuốc thú y mà công ty bạn nhập từ Nga về thuộc một trong các trường hợp trên thì công ty bạn cần phải đăng ký lưu hành cho lô thuốc đó.
Để được đăng ký lưu hành thuốc thú y trước hết công ty bạn phải có đủ điều kiện để được để được đăng ký lưu hành thuốc thú y theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 20/2011/TT-BNNPTNT quy định về điều kiện để được đăng ký lưu hành thuốc thú y như sau:
1.Đối với cơ sở sản xuất thuốc thú y
a) Cơ sở sản xuất thuốc thú y trong nước phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc hoặc Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn "Thực hành tốt sản xuất thuốc” (viết tắt là GMP), theo đúng quy định và lộ trình áp dụng GMP của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
b) Cơ sở sản xuất thuốc thú y ở ngoài Việt Nam phải đạt tiêu chuẩn GMP;
c) Cơ sở sản xuất hoá chất và chế phẩm chẩn đoán In vitro phải đạt tiêu chuẩn GMP hoặc ISO hoặc tiêu chuẩn tương đương khác.
2. Đối với cơ sở kinh doanh nhập khẩu thuốc thú y
Cơ sở kinh doanh nhập khẩu thuốc thú y phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y theo quy định tại Thông tư số 51/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/08/2009 Quy định kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y, thú y thuỷ sản.
Theo thông tin bạn cung cấp, công ty bạn kinh doanh nhập khẩu thuốc thú y nên công ty bạn phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y thì mới có thể được phép đăng ký lưu hành thuốc thú y.
Ms. Xuân Hăng_0905707389

Những trường hợp được miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu

Tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã quy định các trường hợp miễn và miễn có thời hạn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi thủy sản nhập khẩu.
Theo đó, các trường hợp được miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi thủy sản (TACN) nhập khẩu, bao gồm:
TACN tạm nhập tái xuất; TACN quá cảnh, chuyển khẩu; TACN gửi kho ngoại quan; TACN là hàng mẫu tham gia các hội chợ, triển lãm; TACN là mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm; TACN là mẫu để thử nghiệm, kiểm nghiệm, khảo nghiệm.
Việc miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn được áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Là TACN nhập khẩu cùng loại do cùng cơ sở sản xuất, của cùng đơn vị NK đã có giấy xác nhận chất lượng của 05 lô hàng NK liên tiếp theo chế độ kiểm tra thông thường; hoặc 03 lô hàng NK liên tiếp theo chế độ kiểm tra giảm có thời hạn trong thời gian không quá 12 tháng trước đó.
Việc miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn không áp dụng đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh.
Trong thời hạn được miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn, cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc tổ chức chỉ định được giao nhiệm vụ giám sát hàng hóa theo chế độ miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn có thể tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên hàng hóa NK theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc kiểm tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm về chất lượng sản phẩm.
Nếu phát hiện sản phẩm không đảm bảo chất lượng thì tiến hành các biện pháp xử lý như đối với những lô hàng vi phạm chất lượng và kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấm dứt ngay việc miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn tại thời điểm đó và chuyển sang chế độ kiểm tra chặt.
Tổ chức, cá nhân NK có thức ăn chăn nuôi, thủy sản đáp ứng các yêu cầu miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn nêu trên gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau: Đơn đề nghị miễn kiểm tra chất lượng TACN có thời hạn; Giấy xác nhận chất lượng của 05 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc giấy xác nhận chất lượng của 03 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra giảm có thời hạn (bản sao chụp có xác nhận của đơn vị NK).
Tổ chức, cá nhân NK có trách nhiệm gửi bản sao chứng thực văn bản áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn đến tổ chức được chỉ định để xác nhận việc miễn kiểm tra vào giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng cho từng lô hàng nhập khẩu làm điều kiện để thông quan hàng hóa.
Ms. Xuân Hằng_0905707389

Yêu cầu làm rõ việc cấp giấy chứng nhận thức ăn thủy sản


Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương kiểm tra, làm rõ nội dung báo chí phản ánh về việc làm giả công văn, cấp chứng nhận trái phép cho hơn 800 sản phẩm thức ăn thủy sản tại Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản (thuộc Tổng cục Thủy sản).
Trước đó, ngày 20.7.2016, báo chí phản ánh việc làm giả công văn, cấp chứng nhận trái phép cho hơn 800 sản phẩm thức ăn thủy sản tại Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản (thuộc Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Yeu cau lam ro viec cap giay chung nhan thuc an thuy san - Anh 1
Về việc này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẩn trương kiểm tra, làm rõ nội dung báo chí phản ánh, có hình thức xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.
Đồng thời, công bố công khai các sản phẩm không bảo đảm chất lượng và có biện pháp xử lý kiên quyết không để lưu hành các sản phẩm sai quy định; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15.8.2016


TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Ms. Xuân Hằng_0905707389

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Chứng nhận ISO 14001


Tổng quan
Hệ thống quản lý môi trường là gì?

Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management System – EMS) là một phần trong hệ thống quản lý của một tổ chức được sử dụng để triển khai và áp dụng chính sách môi trường và quản lý các khía cạnh môi trường của tổ chức.

Hệ thống quản lý môi trường tạo niềm tin lớn từ phía khách hàng và đối tác

Hệ thống quản lý môi trường được xây dựng trên cơ sở các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001, phiên bản hiện hành là ISO 14001:2004. Hoạt động của hệ thống quản lý môi trường dựa theo mô hình PDCA – Hoạch định, thực hiện, kiểm tra, hành động, cụ thể:

– Hoạch định: Xác định các khía cạnh môi trường, thiết lập mục đích và chỉ tiêu môi trường;

– Thực hiện: Tiến hành đào tạo và kiểm soát vận hành;

– Kiểm tra: Kiểm tra và tiến hành các hành động khắc phục; và

– Hành động: Triển khai các chương trình môi trường, thực hiện việc xem xét, và cải tiến liên tục.

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi nhất trên thế giới về cách tiếp cận có hệ thống đối với quản lý môi trường.

Lợi ích chủ yếu?

– Mang lại sự tin tưởng cho khách hàng, nhà đầu tư, công chúng và cộng đồng thông qua minh chứng cho cam kết trách nhiệm với môi trường của tổ chức doanh   nghiệp.
– Cải tiến việc kiểm soát chi phí thông qua việc tiết kiệm nguyên liệu đầu vào và nguồn năng lượng.
– Giảm thiểu các rủi ro và các nghĩa vụ phát sinh, từ đó giảm chi phí bảo hiểm.
– Tạo tiền đề để được cấp phép kinh doanh nội địa.

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến những vấn đề gì?

Những lĩnh được đề cập chủ yếu là:

– Hệ thống quản lý môi trường (EMS).

– Đánh giá môi trường.

– Nhãn hiệu và Công bố về môi trường.

– Đánh giá tình hình thực hiện các vấn đề liên quan đến môi trường.-

– Đánh giá vòng đời (LCA).

– Thông tin môi trường.

– Kiểm soát khí thải hiệu ứng nhà kính (GHG).


Hệ thống văn phòng – Hơn 100 chuyên gia đánh giá chuyên môn cao làm việc tại 05 trụ sở trong cả nước đem đến sự kết hợp chặt chẽ giữa chuyên môn và dịch vụ nhất quán cho mọi khách hàng ở bất cứ nơi đâu.

Trình độ chuyên môn – Các chuyên gia  đánh giá của VietCert có kiến thức sâu rộng về môi trường với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực môi trường và kỹ thuật, đồng thời hiểu biết sâu về những luật lệ, thị trường và ngôn ngữ bản địa, nhờ đó cho phép họ đem đến các các giải pháp thích hợp với nhu cầu của tổ chức doanh nghiệp.

Được công nhận – Tổ chức chứng nhận VietCert được BOA – Tổ chức công nhận quốc gia công nhận trên toàn quốc.


CHỨNG NHẬN VIETGAP



VietGAP là tập hợp các tiêu chí do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi hướng dẫn người sản xuất áp dụng tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo: Kỹ thuật sản xuất; An toàn thực phẩm; Truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Bảo vệ môi trường và sức khỏe.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Quy trình thực hành tốt cho chăn nuôi an toàn (VietGAP chăn nuôi) cho các đối tượng sau: Gia cầm, lợn, bò sữa, ong. Quy trình này khuyến khích áp dụng để chăn nuôi gia cầm, lợn, bò sữa, ong an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro từ các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm gia cầm, môi trường, sức khoẻ, an toàn lao động và phúc lợi xã hội cho người lao động. (Xem thêm các tài liệu về VietGAP chăn nuôi tại đây)


Ngày 18/12/2012, Cục Chăn nuôi - Bộ Nông ngiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam ban hành quyết định 395/QĐ-CN-TTPC chỉ định Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert là tổ chức chứng nhận VietGAP trong chăn nuôi mang mã số VietGAP – CN – 12 – 01.

Lợi ích của chứng nhận VietGAP chăn nuôi:

Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.

 Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam.

 Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.

Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối.

Tạo lập một ngành chăn nuôi bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.

Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý..

Quy định thực hiện công bố chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ, hữu cơ

Quy định thực hiện công bố chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ, hữu cơ


Bất cứ những đơn vị nào đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực phân bón, đều nên nắm rõ về quy định công bố hợp quy phân bón để có thể thực hiện cho đúng về các vấn đề liên quan đến công bố chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ, hữu cơ.
Quy định công bố hợp quy phân bón vô cơ, hữu cơ:
Khi đơn vị bạn tham gia thực hiện công bố hợp quy phân bón vô cơ, hữu cơ cần nên biết đến các quy định công bố hợp quy phân bón sau, để biết các loại phân bón nào phải làm hợp quy, các bạn có thể xem tại đây

Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón
Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Bộ Công Thương về quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.
Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ban hành ngày 13/11/2014 Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/08/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thông tư số 40/2010/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 6 năm 2010 về việc ban hành “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất,kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam
Thông tư số 52/2010/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2010 về việc hướng dẫn khảo nghiệm, công nhận và đặt tên phân bón mới thay thế Quyết định số 129/2008/QĐ-BNN ngày 31/12/2008
Thông tư số 29/2011/TT-BNNPTNT ngày 15/4/2011 ban hành Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam
Thông tư số 42/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/06/2011 Thông tư số 59/2011/TT-BNNPTNT ngày 30/8/2011, Thông tư số 86/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/12/2011; Thông tư số 13/2012/TT-BNNPTNT ngày 19/3/2012;Thông tư số 31/2012/TT-BNNPTNT ngày 20/7/2012; Thông tư số 45/2012/TT-BNNPTNT ngày 12/9/2012 ban hành Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam
Nghị định Số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoá chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp
Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của của chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón
Nghị định số 191/2007/NĐ-CP ban hành ngày 31/12/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 của Chính phủ về việc quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón.
Quyết định số 129/2008/QĐ-BNN, ngày 31/12/2008 về việc ban hành Quy định khảo nghiệm, công nhận và đặt tên phân bón mới, thay thế Quyết định số 37/2007/QĐ-BNN ngày 24/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định khảo nghiệm, công nhận và đặt tên phân bón mới.
Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN, ngày 15/10/2008 về việc ban hành Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón
Quyết định số 79/2008/QĐ-BNN ngày 08/7/2008 về việc ban hành Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam
Quyết định số 59/2008/QÐ-BNN ngày 09/5/2008 ban hành ” Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam
Quyết định số 102/2007/QĐ-BNN ngày 11/12/2007 ban hành “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam”
Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 102/2007/QĐ-BNN ngày 11/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 68/2003/QĐ-BNN ngày 16/6/2003 về việc ban hành danh mục phân bón phải công bố tiêu chuẩn chất lượng.
Và các tiêu chuẩn liên quan đến phân bón như:

TCVN 4440-87 – SUPE PHÔT PHÁT ĐƠN Simple superphosphate
TCVN 4296-86 – QUẶNG APATIT Yêu cầu kỹ thuật Apatit ore Technical requirements
TCVN 180-86 – QUẶNG APATIT Phương pháp thử Apatit ore Methods of test
TCVN 2619-1994 – URÊ NÔNG NGHIỆP YÊU CẦU KỸ THUẬT Urea for agriculture Technical requirements
TCVN 4853-89 – PHÂN KHOÁNG Phương pháp xác định thành phần cỡ hạt Mineral fertilizer Method for determination of grainaire analysis
TCVN 4852-89 – PHÂN KHOÁNG Phương pháp xác định độ bền tĩnh của các hạt Mineral fertilizer Method for determination of granules static strength
TCVN 6167:1996 – Phân bón vi sinh vật phân giải hợp chất photpho khó tan Phosphat-solubilíing microbial fertilizer
TCVN 2620-1994 – URÊ NÔNG NGHIỆP PHƯƠNG PHÁP THỬ Urea for agriculture Method of test
TCVN 6169:1996 – Phân bón vi sinh vật – Thuật ngữ Microbial fertilizer – Terms TCVN 6168:1996 – Phân bón vi sinh vật giải xenluloza Cellulose-degraing microbial fertilizer
Với những thông tin trên đây, các đơn vị sản xuất hay nhập khẩu phân bón có thể nắm được phần nào về các Quy định công bố hợp quy phân bón vô cơ, hữu cơ để có thể thực hiện đúng và từ đó tăng cạnh tranh, khẳng định được chất lượng, nắm bắt thời cơ để phát triển.